Trẻ em hiện nay thay vì say mê tìm hiểu những cuốn truyện tranh, sách ảnh. Thì lại thường xuyên xem ti vi, điện thoại khiến văn hóa đọc bị ảnh hưởng. Sách là yếu tố giúp bồi đắp tình cảm, văn hóa, ngôn ngữ cho trẻ. Chính vì thế, khi văn hóa đọc bị suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần của trẻ. Vậy tại sao hiện nay trẻ không còn tha thiết với việc đọc sách? Ảnh hưởng của văn hóa đọc. Những biện pháp giúp phát triển văn hóa đọc của trẻ. Bạn hãy cùng tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây để biết hơn về vấn đề này.
Trẻ em hiện nay không còn tha thiết với việc đọc sách
Nếu đối với những thế hệ 7X, 8X trước kia chỉ cần 1 cuốn sách, một quyển báo có thể trao đổi, truyền tay nhau. Để đọc vô cùng thích thú. Nhưng trong thời hiện đại, trẻ em không còn tha thiết với việc đọc nữa. Nguyên nhân của vấn đề này bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như:
Trẻ phải tham gia học tập ở trường, học thêm với khối lượng bài vở rất lớn. Trẻ không có thời gian để giải trí. Vì thế việc đọc cũng không được chú trọng. Không chỉ có học tập mà trẻ còn phải rèn luyện rất nhiều các kĩ năng khác. Nên sự tập trung cho phát triển văn hóa đọc khá hạn chế.
Thay vì đọc báo, đọc sách trẻ em ngày nay có thể tham gia rất nhiều các loại hình giải trí khác nhau. Tivi, điện thoại với nhiều loại phim, chương trình ca nhạc thú vị thu hút trẻ. Hơn thế nữa, các công viên trò chơi, du lịch.. cũng khiến trẻ cảm thấy thích thú . Quá nhiều những loại hình giải trí khiến trẻ không còn tha thiết với văn hóa đọc như những thế hệ trước kia.
Hầu hết những bậc phụ huynh ngày nay thường không xem trọng việc đọc. Vì thế, họ không ý thức rèn cho trẻ tác phong, văn hóa đọc sách. Hơn nữa, những người xung quanh ít đọc sách khiến trẻ cũng không được bồi đắp. Ý thức được vai trò cũng như ảnh hưởng của văn hóa đọc đối với cuộc sống.
Hầu hết các nhà trường hiện nay đều chú trọng phát triển văn hóa đọc để giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua, việc thường xuyên đọc sách báo, trẻ sẽ được bồi dưỡng những văn hóa và kiến thức mới trong xã hội. Thông qua việc đọc, trẻ mở mang thêm các hiểu biết về cuộc sống cũng như các hoạt động sống xung quanh. Không chỉ có thế văn hóa đọc còn giúp trẻ rèn được tính tập trung, tăng khả năng ngôn ngữ so với các loại hình văn hóa khác.
Nếu như các thông tin trên mạng, trên điện thoại trẻ cần xem dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Các thông tin có độ chính xác không cao. Tuy vậy, đối với đọc sách thì hầu như các thông tin đều được kiểm định chính xác nên bó mẹ có thể yên tâm.
Bố mẹ và xã hội cần giáo dục giúp trẻ hiểu được vai trò của văn hóa đọc
Cha mẹ nên tâm sự, sẻ chia giúp trẻ hiểu được những vai trò to lớn của việc đọc đối với sự phát triển của trẻ. Qua đó, giúp trẻ ý thức được việc thường xuyên đọc sách là điều bổ ích, giúp trẻ phát triển mọi mặt
Mỗi trẻ có những sở thích đọc sách khác nhau vì thế cha mẹ cũng không nên có sự áp đặt. Cha mẹ hãy tìm mua cho trẻ những cuốn sách mà trẻ yêu thích. Thay vì ép buộc trẻ phải đọc sách mà trẻ không thích. Luôn có sẵn những cuốn sách hay trong nhà sẽ giúp trẻ có cơ hội đọc nhiều hơn.
Trẻ em cần được bồi dưỡng văn hóa đọc đúng cách
Cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại. Các chương trình giải trí trên điện thoại chưa được kiểm định về chất lượng, thông tin có độ chính xác không cao nên khi trẻ xem cần có sự giám sát của cha mẹ.
Trên đây là một số vấn đề và giải pháp trong việc phát triển văn hóa đọc của trẻ nhỏ hiện nay. Trẻ em cần được biết cách đọc, phát triển văn hóa đọc để có thể phát triển toàn diện cả về văn hóa, hiểu biết, ngôn ngữ.
Quách Phương Anh
Ngan Giang
Ngan Giang
Ngan Giang
Quách Phương Anh
Ngan Giang
Ngan Giang
Ngan Giang