Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Admin - 21-02-2019

Chỉ số BMI hay còn gọi là chỉ số cân nặng là những con số thể hiện mức độ thừa cân hay nhẹ cân của cơ thể; cách tính cho nam giới và nữ giới khác nhau. Tuy nhiên cách tính chỉ số BMI như thế nào? Liệu chỉ số này có nói chính xác nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giảm cân hoặc tăng cân của cơ thể bạn? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về chỉ số BMI, từ đó có những cách cải thiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn bạn nhé.

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Chỉ số BMI hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể có liên quan trực tiếp đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe, góp phần thể hiện tình trạng sức khỏe và các nguy cơ bệnh tật.

Chỉ số BMI là gì?

BMI là từ viết tắt của Body Mass Index – chỉ số khối của cơ thể, thường được nói đến là phép đo cân nặng cơ thể. Chỉ số BMI dùng để đánh giá mức độ gầy – béo của một người. Chỉ số này được tính bằng cách dùng cân nặng của người đó chia cho bình phương chiều cao (đơn vị cân nặng: kilogram, đơn vị chiều cao: mét).

Thông thường trước khi bắt đầu một quá trình giảm cân nhanh hoặc tăng cân hiệu quả, bạn cần nắm vững các chỉ số cơ thể, trong đó có cả chỉ số BMI. Từ những con số trên, bạn vạch ra kế hoạch thay đổi chăm sóc sức khỏe với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp với từng giai đoạn.

Cách tính chỉ số cân nặng cơ thể BMI

Cách tính BMI rất đơn giản, sử dụng khối lượng (gọi là W, được tính bằng kilogram) và chiều cao của cùng 1 người (gọi là H, tính bằng mét). Công thức tính BMI như sau:

BMI (kg/m²) = W/H²

Nếu đơn vị cân nặng W được tính bằng pound và H tính bằng inch thì cách tính chỉ số BMI là:

BMI (lb/in²) = W/H² x 703

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Chỉ số BMI sẽ bạn cảnh báo các nguy cơ bệnh tật. Dù là chỉ số BMI thấp hơn 18 hay cao hơn 25 thì đều dễ dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật.

Ngoài ra còn có cách tính chỉ số BMI khác nữa là BMI nguyên tố, được tính bằng cách lấy BMI (kg/m²) chia cho 25.

 

Phân loại chỉ số BMI theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO thì có hai cách phần loại chỉ số BMI chuẩn:

Phân loại theo khu vực

Người châu Âu:

 

Phân loại BMI (kg/m2) BMI nguyên tố
Từ Đến Từ Đến
Thiếu cân 18,5 0,74
Thiếu cân rất nặng 15,0 0,60
Thiếu cân nặng 15,0 16,0 0,60 0,64
Thiếu cân 16,0 18,5 0,64 0,74
Bình thường 18,5 25,0 0,74 1,00
Thừa cân 25,0 1,00 1,20
Tiền béo phì 25,0 30,0 1,00 1,20
Béo phì 30,0 1,20
Béo phì độ I 30,0 35,0 1,20 1,40
Béo phì độ II 35,0 40,0 1,40 1,60
Béo phì độ III 40,0 1,60

Người châu Á – Thái Bình Dương: BMI châu Á có phần hơi khác hơn so với khu vực châu Âu, châu Mỹ và cả khu vực châu Phi.

 

 

Phân loại

 

BMI (kg/m2)
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,50 – 22,99
Thừa cân 23,00 – 24,99
Béo phì ≥ 25
Béo phì độ I 25,00 – 29,99
Béo phì độ II 30,00 – 39,99
Béo phì độ III ≥ 40

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn? Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Chỉ số BMI cao hơn 30, người đó dễ bị đột quỵ hoặc tử vong do các biến chứng về tim mạch, tai biến mạch máu não.

 

Phân loại theo độ tuổi

Người lớn hơn 20 tuổi:

#1. Cách thứ 1:

– BMI < 18: người gầy.

– BMI = 18,5 – 25: người bình thường.

– BMI = 25 – 30: người béo phì độ I.

– BMI = 30 – 40: người béo phì độ II.

– BMI > 40: người béo phì độ III.

 

#2. Cách thứ 2:

BMI nam: – BMI < 20: người gầy.

– BMI = 20 – 25: người bình thường.

– BMI = 25 – 30: người thừa cân.

– BMI > 30: người béo phì.

BMI nữ: – BMI < 18: người gầy.

– BMI = 18 – 23: người bình thường.

– BMI = 23 – 30: người thừa cân.

– BMI > 30: người béo phì.

Với cách phân loại trên, nhìn chung chỉ số BMI nữchỉ số BMI nam có sự khác nhau tương đối nhỏ. Và sự khác nhau này do cơ địa của 2 giới khác nhau.

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Tìm cách giảm cân bằng việc tập thể dục giảm cân, có thực đơn giảm cân khoa học ngay khi có thể chính là cách bạn giữ lấy sức khỏe, vẻ đẹp và tính mạng của chính mình.

 

Nhận biết bệnh tật thông qua chỉ số BMI

BMI dưới 18,5

Phái đẹp luôn ngưỡng mộ thân hình quyến rũ của các cô người mẫu với vòng eo con kiến, làn da trắng sáng căng mịn. Chính vì thế không có gì lạ không ít người áp dụng nhiều cách giảm cân, chẳng hạn như uống trà giảm cân, thuốc giảm cân, nước detox giảm cân hoặc tập thể dục giảm cân ở cường độ cao.

Thậm chí có người nhịn ăn hoặc ăn chế độ ăn kiêng giảm cân “nghèo” dinh dưỡng quá mức để giảm cân cấp tốc, sở hữu thân hình thon gọn như mong muốn. Nhưng các cách giảm cân này không khiến bạn giảm cân bền vững, và hơn hết còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Chỉ số BMI thấp hơn 18,5

Những người có chỉ số BMI thấp hơn 18,5 thường rất dễ mắc nhiều bệnh lý như: hạ huyết áp, loãng xương; cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để tạo máu, điều chỉnh các hoạt động máu huyết, sức đề kháng sụt giảm cùng với hệ miễn dịch cơ thể.

Chỉ số BMI giúp bạn nhận biết mức độ thiếu cân, thừa cân của cơ thể từ đó xác định phương pháp chăm sóc sức khỏe, tăng cân hoặc giảm cân. Chỉ số BMI còn cảnh báo cho bạn biết nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, liệu bạn có đang thực sự khỏe mạnh?

Bạn quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18? Để có thể tăng cân đồng thời tăng cơ bền vững hãy xây dựng cho mình một thực đơn tăng cân với các loại thực phẩm tăng cân phù hợp.

Các loại vitamin khoáng chất thiết yếu để tạo xương đều thiếu hụt: canxi, vitamin D, magie, photpho,…xương không chắc khỏe, dễ giòn và gãy; sụn khớp thiếu chất bôi trơn nên dễ xảy ra các cơn đau, hoặc chấn thương xương khớp cũng lâu lành hơn.

Người thiếu cân

Người thiếu cân dễ mắc nhiều bệnh khác nhau đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, lao, phế quản,…do hệ miễn dịch suy yếu. Hơn thế nữa, họ có khả năng hồi phục sức khỏe kém hơn người bình thường; quá trình hồi phục diễn ra rất chậm và kéo dài.

Nhiều nghiên cứu khoa học còn phát hiện ra rằng: Người gầy ốm, thiếu cân có nguy cơ tử vong sau phẫu thuật đến hơn 40% so với người bình thường, đặc biệt trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Người thiếu cân còn dễ mất đi khối cơ trên người, hệ thống cơ yếu ớt, làn da lão hóa nhanh và kém săn chắc đàn hồi.

Áp dụng không đúng cách

Không áp dụng đúng các cách giảm cân hiệu quả nhưng an toàn, người gầy đối diện với các tình trạng rụng tóc, sợi tóc yếu chẻ ngọn và gãy nhiều. Làn da nhanh chóng trở nên xỉn màu, hình thành nhiều nếp nhăn, vết chân chim và chảy xệ. Tuy người trông có vẻ “thon gọn” nhưng người gầy thiều sức sống trầm trọng.

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Phụ nữ quá gầy yếu rất dễ bị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, suy giảm khả năng đậu thai và dễ mắc các biến chứng sau thai kì; cần được chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

Ở phụ nữ, quá gầy yếu còn dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, làm giảm khả năng đậu thai và dễ xảy ra nhiều biến chứng trong và sau thai kì; nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu tiên và tai biến sản khoa rất cao.

 

BMI trên 25

Nếu như người gầy trông ốm yếu thiếu sức sống thì người béo trông có vẻ khỏe mạnh hơn; nhưng thực chất họ lại là người đối diện với nhiều bệnh tật hơn cả người gầy. Ví dụ như bạn cao 1,5m nhưng nặng 60kg, chỉ số BMI là 26,6; và bạn đích thực đang trong trạng thái thừa cân.

Thừa cân béo phì sẽ làm giảm khả năng điều chỉnh lượng đường huyết trong máu, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Số lượng các mô mỡ được sản sinh ra vượt quá lượng hormone giới tính; ở nữ giới đặc biệt là phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh ung thư vúung thư cổ tử cung.

Thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì cũng đồng nghĩa với việc thừa lượng mỡ trong cơ thể. Chính lượng mỡ này sẽ làm hẹp mạch vành – một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch. Hơn thế nữa bạn còn dễ mắc chứng rối loạn lipid máu do sự chênh lệch nồng độ cholesterol LDL cao, còn cholesterol HDL thấp.

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh tiểu đường, suy tim, xơ vữa động mạch và tử vong do biến chứng của các bệnh về tim mạch.

Tế bào mô mỡ có khả năng tích tụ ở nhiều nơi “góp phần” làm giảm chức năng hô hấp. Dấu hiệu dễ nhận thấy chính là khiến bạn ngưng thở khi ngủ khiến thiếu oxi lên não, mắc hội chứng Pickwick. Chỉ số BMI càng lớn thì nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm càng cao. Chỉ số BMI lớn hơn 30 thì khả năng tử vong do đột quỵ, tai biến mạch máu não rất cao.

Người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh

Người thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đầu tiên phải kể đến bệnh sỏi mật, ung thư đường mật; kế đến là bệnh gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ hay các bệnh về đại trực tràng, đầy hơi, táo bón….

Đối với phái đẹp, mỡ còn gây rối loạn, gây ra các bệnh về phụ khoa như tắt kinh, rối loạn buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, khả năng đậu thái thấp và nguy cơ sẩy thai rất cao. Chính vì vậy, hãy cố gắng thay đổi bản thân từ ngay hôm nay, điều chỉnh chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5 – dưới 25 để cơ thể luôn khỏe mạnh.

 

Những thói quen lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn mỗi ngày

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh: Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm để bổ sung đủ lượng các vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đường muối và chất béo; thay vào đó là tự nấu ăn hoặc chọn lọc món ăn có cách chế biến đơn giản hơn.

Chỉ số BMI liệu có phải là “thước đo” sức khỏe dành cho bạn?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

– Uống nhiều nước, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, bao gồm cả việc vệ sinh thân thể và nơi ở, nơi làm việc để hạn chế thấp nhất các nguy cơ gây bệnh.

– Có giấc ngủ đủ sâu và kéo dài từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm.

– Tích cực vận động để tăng cường đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch.

Mong rằng với những thông tin vừa chia sẻ, bạn sẽ sớm có được các cách chăm sóc sức khỏe, cơ thể luôn cân đối và thật khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công!

Ý kiến (107)

Hãy Đăng Nhập hoặc Tạo Tài Khoản để gửi bình luận

tin liên quan

tin nổi bật

Cách Giảm Cân

Đánh bay mỡ thừa thần tốc chỉ trong 7 ngày với thực đơn giảm cân từ trứng siêu đơn giản

22-09-2021
Cách Giảm Cân

Giải đáp thắc mắc: Uống nước muối có giảm cân không?

22-09-2021
Cách Giảm Cân

Tuyệt chiêu giảm cân bằng bí đỏ không nên bỏ qua

21-09-2021
Cách Giảm Cân

Thực đơn giảm cân cho học sinh cấp 3 khoa học, hiệu quả nhất hiện nay

21-09-2021
Cách Giảm Cân

5 mẹo ngừng ăn vặt giúp giảm béo tại nhà hiệu quả

20-09-2021
Cách Giảm Cân

Uống nước mía có giảm cân không? Cách uống nước mía giảm cân hiệu quả nhất

20-09-2021
Cách Giảm Cân

Sau khi ăn nên làm gì để giảm cân, tránh béo bụng hiệu quả?

20-09-2021
Cách Giảm Cân

8 phương pháp giảm cân nhanh và an toàn nhất hiện nay

18-09-2021
Cách Giảm Cân

6 cách giảm béo bụng tại nhà hiệu quả và nhanh nhất

18-09-2021
Cách Giảm Cân

Tuyệt chiêu giảm béo mặt hiệu quả nhất hiện nay

18-09-2021
Cách Giảm Cân

Giảm cân tại nhà thần tốc với 12 giải pháp khoa học

18-09-2021
Cách Giảm Cân

7 cách giảm cân dành cho người lười siêu hiệu quả không phải ai cũng biết

18-09-2021
Cách Giảm Cân

Bí kíp thần sầu giúp mẹ bỉm giảm cân sau sinh 6 tháng

17-09-2021
Cách Giảm Cân

Bí quyết giảm cân sau sinh tại nhà hiệu quả và an toàn

16-09-2021