Từ xưa đến nay, sử dụng các loại lá xông hơi để giải cảm cũng như tận dụng một số lợi ích đối với sức khỏe như làm giãn nở mạch máu. Thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, thanh lọc giải độc cơ thể vẫn là phương pháp phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.
Sử dụng lá để xông hơi là cách thức được nhiều người ưa chuộng.
Nhiệt độ của cơ thể được duy trì ổn định dựa vào sự lưu thông của tuyến da. Do đó, khi bạn bị cảm cúm với các triệu chứng như đau đầu, đau họng, ngạt mũi…. thì đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn.
Lúc này, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, đường phế đạo cũng bị ách tắc nên sẽ dẫn đến một loạt các dấu hiệu của bệnh cảm cúm đã nêu trên.
Trong trường hợp này, việc sử dụng một nồi nước kết hợp với các loại lá xông hơi sẽ có tác dụng làm giãn mạch, mở rộng lỗ chân lông giúp cho các virus độc hại trong cơ thể thoát ra ngoài.
Đối tượng bị cảm cúm với các triệu chứng như đau đầu, đau họng, ngạt mũi thì có thể áp dụng phương pháp xông hơi.
Bên cạnh bị cảm cúm, nếu bạn còn thấy xuất hiện thêm các biểu hiện sau thì tuyệt đối nên tránh xông hơi:
– Đang bị sốt cao, không có cảm giác khát nước, sợ nóng không sợ lạnh, toát nhiều mồ hôi.
– Người bị sốt siêu vi.
– Cơ thể đang bị suy nhược, người già yếu, mệt mỏi, người vừa mới khỏi bệnh.
– Phụ nữ sau sinh hoặc đang mang thai.
– Người bị sốt xuất huyết.
– Người đang bị tiêu chảy.
– Người sau khi uống rượu hoặc đang trong tình trạng say rượu.
– Những người bị mắc bệnh ngoài da.
– Người có bệnh lý tim mạch, bị huyết áp cao.
– Những đối tượng có biểu hiện của bệnh tâm thần.
– Người bị ho, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức người.
– Ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi.
>>> Tham khảo thêm: Bạn có biết khi nào thì nên áp dụng phương pháp xông hơi giải cảm?
Trong các loại lá xông hơi đều chứa những thành phần có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, giảm nhiệt, tiêu độc, giải cảm rất tốt.
– Lá tre: Có công dụng thanh tâm, giải nhiệt, đào thải độc qua tuyến mồ hôi, tiêu đờm, sát khuẩn….
– Lá sả: Rất tốt cho tiêu hóa, khử uế, sát khuẩn, tiêu đờm, chữa đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa.
– Lá bưởi: Tiêu thực, giải cảm.
– Ngải cứu: Giúp điều hòa khí huyết.
– Bạc hà: Chống viêm, sát khuẩn.
– Tía tô: Trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
– Hương nhu: Hành khí, thanh nhiệt giải cảm, trừ thấp, làm giảm triệu chứng nhức đầu….
Các loại lá xông hơi giúp giải cảm hiệu quả.
Nguyên liệu: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô, hương nhu.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch những nguyên liệu trên rồi cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ. Đắp nắp và đun sôi. Tới khi thấy mùi thơm của lá tỏa ra thì tắt bếp.
– Người bệnh tiến hành xông hơi trong phòng kín. Trùm chăn kín rồi ngồi xông trong khoảng 15 phút.
Trong quá trình xông hơi bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Với những trường hợp nhất định, bạn có thể áp dụng liệu pháp này trong 1 đến 2 ngày đầu bị bệnh. Nếu xông hơi liền hai ngày thì thời gian xông hơi không quá 10 phút.
– Không xông hơi trong thời gian dài để hạn chế việc cơ thể bị mất nước, mệt mỏi và làm tình trạng bệnh thêm nặng.
– Sau khi kết thúc xông hơi, phải lấy khăn thấm hết mồ hôi và thay quần áo khô thoáng, tránh tiếp xúc với những nơi có gió.
– Tuyệt đối không tắm ngay khi xông xong.
– Người bệnh không được xông hơi liên tục mỗi ngày. Trong lúc xông hơi, nếu cảm thấy có triệu chứng tức ngực, khó thở, bủn rủn, choáng váng thì ngay lập tức ngừng xông. Lau khô người và nằm nghỉ.
– Sau khi xông hơi xong, bạn nên ăn một bát cháo loãng hoặc uống một tách trà ấm để giải cảm tốt hơn.
Với những thông tin về cách sử dụng các loại lá xông hơi trên đây. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và biết áp dụng phương pháp này sao cho phù hợp với hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Liệu pháp xông hơi massage thư giãn thử một lần là mê ngay
Quách Phương Anh
Ngan Giang
Ngan Giang
Ngan Giang
Quách Phương Anh
Ngan Giang
Ngan Giang
Ngan Giang